MERCHANDISER

ZIPPER, CÂU CHUYỆN VỀ SỰ GẮN KẾT!!!

Ziiiiiiippp… và thế là ta có Zipper.

Tada, lại là mình, Phước Giàu đây, trong chuyên mục Apparel và merchandiser nè. Hôm nay, mình trở lại với bài viết về một trong những vật dụng cực kỳ phổ biến trong ngành may mặc luôn, đó chính là Zipper hay còn gọi là khóa kéo, nào hãy cùng nghía qua với mình về zipper nhé.

Come on, lets go!!!

Zipper là gì ?

Trước tiên, chúng ta hãy ngược dòng lịch sử một chút để xem chiếc móc khóa đầu tiên được phát minh như thế nào nhé. Vào năm 1890, một nhà phát minh người Mỹ, Whitcomb Judson ở thành phố “gió” Chicago đã nảy ra ý tưởng về một “thứ” có thể dễ dàng khóa nhanh, khi được nghe về than phiền từ một người bạn của ông về vấn đề thắt dây cho đôi ủng, khiến bạn của Judson bị đau lưng khi cúi người quá lâu. Và, chiếc khóa kéo đầu tiên ra đời như thế ấy. Nguyên lý hoạt động khá đơn giản, khóa kéo gồm hai hàng móc và mắt. Các  móc và mắt này có thể cài vào nhau khi ép chúng lại bởi một miếng trượt đặc biệt di chuyển giữa hai hàng móc.

Năm 1893, Judson đăng ký bản quyền cho thiết bị cuả mình và gọi nó là khóa móc (fermeture). Và thế là, Judson đã thành lập một công ty về dây khóa tên là Universal Fastener để kinh doanh phát minh của mình. Tuy vậy, công việc kinh doanh có vẻ không được “ổn” cho lắm bởi vì các khách hàng của ông hay than phiền về việc chiếc khóa kéo dễ bị bung ra.

Nhằm cải tiến chiếc Phec.mơ.tuya truyền thống, công ty của Judson đã thuê Gideon Sundback, một nhà khoa hoc người Thụy điển. Ông này tiến hành kiểm tra lại bản thiết kế cũ và đi đến một phát minh mới vào năm 1913, “dây khóa không móc”(hookless fasterner). Để thay cho các móc và mắt, Sundback sử dụng các khoen gài tí hon với một bên có bướu và bên kia có lỗ. Con trượt ép các khoen cài lại với nhau khiến cho khóa chặt lại, đồng thời, ông còn phát minh ra cả chiếc máy để làm ra các khoen và gắn chúng lên vải nhằm gia tăng độ chắc chắn.


Công ty Universal Fastener của Judson trở thành công ty Hookless Fastener. Thoạt tiên, chỉ quân đội và hải quân mới sử dụng phát minh mới này cho các túi và quần áo của phi công. Nhưng rồi, vào năm 1921, công ty cao su BF Goodrich đã đặt hàng dây khóa không móc này cho những chiếc ủng cao su mới mà họ gọi là “ủng zipper”.

Và thế là cái tên “Zipper” nhanh chóng trở nên phổ biến đến nỗi zipper đã trở thành tên gọi của dây khóa cho đến tận ngày nay. Bởi lẽ, từ “Zipper” trong tiếng anh làm người ta liên tưởng đến tiếng “ziiippp” khi kéo dây khóa.😆

Bộ phận cấu thành một Zipper hoàn chỉnh

Một khóa kéo(zipper) sẽ gồm 5 phần cơ bản: teeth(răng); top,bottom stop (chặn dây kéo); tape(bản dây kéo); slider, car(con trượt hay còn gọi là đầu kéo); zip puller(tay đầu kéo).

  • Teeth(răng): đúng như tên gọi và như đã đề cập từ trước răng khóa kéo chính là một trong những bộ phận then chốt của một zipper và với vai trò “kết nối” zipper lại với nhau.
  • Top, bottom stop(chặn đầu kéo): đây là bộ phận nhằm giữ cho đầu kéo không trượt ra khỏi khóa kéo khi cài lại với nhau.
  • Tape( bản dây kéo): thường được làm bằng vải và người ta sẽ đính các “teeth” lên trên bản dây kéo này. Bản dây kéo, bên cạnh vai trò cố định vị trí cho “teeth” còn đóng một vai trò khá quan trọng trong việc may bản dây kéo vào thành phẩm.
  • Slider(đầu kéo): đầu kéo giữ vai trò “liên kết” cũng như tách rời các “teeth” bằng cách trượt nhằm ép các răng khít lại với nhau.
  • Zip Puller(tay đầu kéo): làm cách nào để slider có thể trượt được trên các teeth một cách dễ dàng và nhanh chóng? Câu trả lời chính là cần có một tay đầu kéo đính trên slider nhằm “điều khiển” chiếc slider trượt một cách dễ dàng hơn cả. Thông thường, puller được làm bằng kim loại, tuy nhiên ngày nay, nhà sản xuất cũng sử dụng tay đầu kéo nhựa hoặc string(dây) nhằm tăng tính thẩm mỹ cũng như giảm chi phí trong quá trình sản xuất.

Các loại zipper cơ bản

Thông thường nhà sản xuất phân chia Zipper dựa vào chất liệu làm nên “teeth” của những chiếc zipper. Có 3 dạng cơ bản của một chiếc zipper: metal (kim loại), plastic và nylon. Đối với zipper nylon, chúng ta có 2 loại đó là visible(hiện) và invisible (ẩn).


Nào hãy cùng đi vào chi tiết các loại này nhé.

Metal zipper: đúng như tên gọi, những chiếc răng của metal zipper sẽ được làm từ kim loại, và tùy vào mục đích sử dụng mà chúng ta sẽ có loại răng kim loại shiny(sáng) hoặc matt(mờ).

Plastic zipper: loại này được làm từ plastic và nhà sản xuất có thể dễ dàng nhuộm màu cho teeth và tape có màu sắc giống nhau. Loại này có giá thành thương đối rẻ hơn so với metal zipper. Plastic zipper mang lại độ chắc chắn hơn so với nylon zipper. Tuy vậy, có phần thua kém hơn so với metal ziper.

Nylon zipper: nylon zipper như đã đề cập, có giá thành rẻ nhất so với 2 loại mình vừa đề cập, đồng thời, cũng được phân loại thành 2 dạng visible và invisible xuất phát từ việc các teeth có được nhìn thấy từ bên ngoài hay không. Đặc trưng cơ bản nhất của nylon zipper chính là việc tape thuận sẽ trở thành visible nylon zipper và khi chúng ta lật ngược tape zip lại thì chúng ta sẽ được invisible zipper. Điểm khác nhau cơ bản chính là việc sử dụng đầu kéo(slider) khác nhau cho từng loại.

Kích thước và thông số chung cho zipper

 Khi tiến hành tìm hiểu và đặt mua zipper chúng ta sẽ chú ý đến những thông số về kích thước cơ bản sau:

Kích cỡ của tape dây kéo: kích thước này được tính bằng cách đo từ cạnh đến cạnh theo phương ngang của một tape dây kéo, các kích thước thường sử dụng là : tape 24, 30, 32, 34, 36, 38, 40, 48 (dựa vào thang đo milimeter), ngoài ra còn có các tape đặc trưng khác nữa. Thông thường, răng dây kéo càng nhỏ thì tape cũng nhỏ và ngược lại. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp ngoại lệ đối với một số mặc hàng đặc thù.


Kích thước của teeth: kích thước của “răng” dây kéo sẽ được quy ước bằng cách, khi ta kéo ép 2 răng lại với nhau và tiến hành đo theo phương ngang, răng sẽ được tính từ cạnh đến cạnh và sẽ có các loại răng số #3 (có kích thước 3mm); số #5; số #7; số #8; số #10; số #12 và #15, bên cạnh đó cũng có vài trường hợp đặc biệt có răng to hơn.


Kích thước và các dạng đầu kéo: tương tự như răng dây kéo, đầu kéo phải tương ứng với răng thì mới có thể khóa lại được. Như thế, chúng ta sẽ có đầu kéo số #3; #5;#7; #8; #10; #12; #15… đồng thời cũng cần chú ý đầu kéo dùng cho zipper metal, plastic hay nylon hoặc zipper ẩn.

Ví dụ cho toàn bộ những gì mình vừa trình bày:
Zipper nylon #3 tape 24 color 16-1546 TPX.
Điều này có nghĩa là zipper có răng được làm từ nylon, khoảng cách ngang khi đo lường của răng là 3mm và bản dây kéo vải là 24mm và màu sắc sẽ dựa vào bảng màu pantone sẽ là màu hồng living coral.

Kết

Vậy là mình đã sơ lược những điều cơ bản nhất về môt vật dụng khá quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta cũng như những điều căn bản trong lĩnh vưc Apparel rồi nè. Tuy vậy, như đã đề cập, mình chỉ sơ lược tổng quan về zipper và không đi quá chi tiết vào từng loại. Bởi lẽ, có một vài trang web từ những nhà sản xuất zipper danh tiếng như YKK, , họ luôn hướng dẫn một cách chi tiết nhất về Zipper.

Mọi người có thể tham khảo thêm một số supplier zipper nổi tiếng như bên dưới nhé:

YKK SUPPLIER

SBS ZIPPER

RIRI ZIPPER_ Top luxury zipper

Bài viết này bên cạnh kinh nghiệm cá nhân, mình có tham khảo thông tin từ YKK website, sách “the story of inventions” của Anna Claybourne & Adam Larkum.

P/s: Sau đây, sẽ là môt vài facts vui có thể ứng dụng với zipper nhé.

  • Zipper bị cứng khi kéo, chúng ta có thể sử dụng sáp đèn cầy để “bôi trơn” và kéo dễ dàng hơn nè.
  • Đầu kéo(slider) của metal zip và plastic zip khá tương đồng nên chúng ta có thể thay thế đầu kéo metal bằng một đầu kéo plastic cùng size, số #5 chẳng hạn. Tuy nhiên, điều ngược lại sẽ không chính xác, cụ thể, đầu kéo metal không thể vừa(fit) với bản dây kéo plastic vì tính chất kỹ thuật.

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *